• HỆ THỐNG ĐIỆN VIỆT NAM

    SỰ CẦN THIẾT CỦA CÁC NHÀ MÁY ĐIỆN ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG LINH HOẠT (ICE) VÀ CÁC ỨNG DỤNG TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG TƯƠNG LAI CỦA VIỆT NAM

Hệ thống điện Việt Nam sẽ cần có độ linh hoạt

Bối cảnh năng lượng toàn cầu đang chuyển đổi theo hướng các hệ thống năng lượng linh hoạt và bền vững hơn. Khi chi phí năng lượng tái tạo tiếp tục giảm, số lượng các khoản đầu tư mới vào các nhà máy nhiệt điện than và các công nghệ tải nền không linh hoạt khác đang giảm dần. Việt Nam đã nổi lên như một điểm tiềm năng về đầu tư năng lượng sạch trong khu vực Đông Nam Á, được thúc đẩy bởi sự phát triển năng lượng mặt trời với lượng công suất lắp đặt tích lũy dự kiến đạt hơn 5 GW vào năm 2020.

Hiện nay, hệ thống điện Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức khác nhau như: thiếu nguồn cung cấp điện đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, ô nhiễm môi trường và sự chậm trễ của các dự án nhà máy nhiệt điện lớn. Khi tỷ trọng năng lượng tái tạo (NLTT) sẽ tiếp tục tăng, hệ thống điện của Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức mới không chỉ trong việc duy trì độ tin cậy và khả năng phục hồi của hệ thống mà còn trong việc cân bằng nhu cầu tải ròng để đảm bảo hệ thống ổn định. Nếu không có quy hoạch đầy đủ và chi tiết, chi phí sản xuất điện tổng thể có thể tăng lên, mặc dù có sự bổ sung từ nguồn NLTT với chi phí thấp hơn.

Vietnam-power-system-&-challenges_350

Nghiên cứu cho thấy khả năng tích hợp nguồn năng lượng tái tạo với động cơ ICE

Nghiên cứu về hệ thống điện Việt Nam do Viện Năng lượng (IE) thuộc Bộ Công thương (MOIT) giới thiệu một loại công nghệ phát điện bền vững, tin cậy và giá cả hợp lý: Động cơ đốt trong (ICE). Các nhà máy điện ICE có thể được xây dựng nhanh chóng và vận hành linh hoạt như một giải pháp hỗ trợ cho các hệ thống điện có tỷ trọng điện mặt trời và năng lượng gió cao.

Một động cơ ICE có thể đạt 100% công suất chỉ trong vòng 2 phút, có thể nhanh chóng tăng và giảm tốc độ, có thể tắt và khởi động lại mà không làm tăng chi phí vận hành. Khả năng này giúp tiết kiệm nhiên liệu, chống hao mòn cũng như giảm phát thải khi động cơ sẽ không hoạt động khi không cần thiết. Các nhà máy điện ICE khác với các nhà máy nhiệt điện thông thường sử dụng Tua bin hơi và Tuabin khí. Các nhà máy động cơ đốt trong hiện đại này mang lại sự linh hoạt tối ưu với hiệu suất cao, sử dụng nhiên liệu khí, nhiên liệu lỏng hoặc nhiên liệu sinh học. Các nhà máy này có thể vận hành ở chế độ tải nền, phủ đỉnh và cung cấp dịch vụ ổn định lưới điện.

Việc phân tích trong nghiên cứu này được thực hiện bằng các công cụ mô hình mạnh mẽ như BALMOREL, PDPAT và PLEXOS. Nghiên cứu tập trung vào vai trò của nguồn điện linh hoạt và việc sử dụng ICE trong hệ thống điện tương lai của Việt Nam. Mục tiêu của nghiên cứu là tối ưu hóa hệ thống điện tương lai ở Việt Nam với tổng chi phí hệ thống thấp nhất đồng thời duy trì sự ổn định của hệ thống và giảm phát thải.

flexible-internal-combustion-engine

Công nghệ ICE với độ linh hoạt cao kỳ vọng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong cơ cấu năng lượng của Việt Nam trong tương lai và hỗ trợ sự dịch chuyển tới một hệ thống điện với tỉ trọng năng lượng tái tạo cao

- Ông Trần Kỳ Phúc, Viện trưởng Viện Năng lượng

Nghiên cứu đề xuất 2.5 GW động cơ ICE trước năm 2030 và 13.4 GW trước năm 2050

Nghiên cứu này khuyến nghị bổ sung các nhà máy điện động cơ đốt trong (ICE) từ năm 2022 trở đi vào hệ thống điện của Việt Nam. Các nhà máy điện ICE cần được xây dựng ở miền Nam với tổng công suất 650 MW trong giai đoạn 2022–2023. Các nhà máy điện ICE sẽ hỗ trợ nhu cầu phụ tải cao vào năm 2025, đặc biệt khi Việt Nam dự kiến sẽ bị chậm trễ trong việc bàn giao một số dự án điện than và CCGT ở miền Nam. Ngoài ra, điều kiện hạn hán có thể gây ra nguy cơ thiếu điện trong nước.

Về dài hạn, công suất cần thiết của các nhà máy điện ICE linh hoạt để cung cấp công suất dự trữ, phủ đỉnh và cân bằng nguồn điện tái tạo trong lưới điện sẽ là 2,5 GW vào năm 2030, 10,6 GW vào năm 2040 và 13,4 GW vào năm 2050. Với sự có mặt của ICE trong hệ thống, tổng chi phí hệ thống sẽ giảm khoảng 180 triệu USD/ năm vào năm 2030 và mức tiết kiệm tương tự trong những năm tới có thể đạt được bằng cách xây dựng thêm các nhà máy điện ICE.

Hệ thống điện Việt Nam với sự gia tăng tỷ trọng của nguồn năng lượng tái tạo sẽ cần những nhà máy điện ICE linh hoạt để đảm bảo độ tin cậy, khả năng phục hồi và tính ổn định

- Ông Phạm Minh Thành, Giám đốc Quốc gia Việt Nam, Wärtsilä Energy

 

Download

Sự cần thiết của các nhà máy điện động cơ đốt trong linh hoạt (ICE) và các ứng dụng trong hệ thống điện trong tương lai của Việt Nam

Sự cần thiết của các nhà máy điện động cơ đốt trong linh hoạt (ICE) và các ứng dụng trong hệ thống điện trong tương lai của Việt Nam

Các nhà máy điện động cơ engine linh hoạt sẵn sàng cho tương lai để tính hợp năng lượng tái tạo ở Việt Nam

 

Hình ảnh từ buổi lễ công bố báo cáo Viện Năng lượng - ngày 7 tháng 10 năm 2020

 

Tin tức

 

Liên hệ

Pham Minh Thanh
Giám đốc quốc gia, Năng lượng
Mobile: +84 93 23 23 119
Email: thanh.pham@wartsila.com


Wärtsilä Vietnam Co., Ltd. (Energy)
Tòa nhà Belvedere, 28A Trần Hưng Đạo,
Phường Phan Chu Trinh, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội